1. Chăm sóc da bị mụn bọc khoa học và đúng cách

1.1. Vệ sinh da mặt bị mụn bọc

Vệ sinh da mặt là cách chăm sóc da mặt bị mụn bọc cơ bản nhưng quan trọng. Da mặt tích tụ bụi bẩn, dầu thừa chính là điều kiện lý tưởng để hình thành nên các loại mụn. Hơn nữa, làn da bẩn khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở gây nên viêm, nhiễm trùng, khó khăn cho việc điều trị. Tẩy trang và rửa mặt là hai việc cần thiết để làm sạch da:

  • Sử dụng nước tẩy trang. Nước tẩy trang là một loại dung dịch có công dụng loại bỏ các lớp mỹ phẩm, dầu thừa trên mặt. Rửa mặt bằng nước thường sẽ không thể lấy đi hết bụi bẩn, dầu do da tiết ra. Trong khi đó, việc tẩy trang sử dụng miếng bông thấm dung dịch tẩy trang để lau lên mặt. Nhờ đó giúp lấy đi lượng lớn các hạt bụi, dầu thừa bám dính trên bề mặt da của bạn. Với làn da bị mụn, bạn chú ý sử dụng những loại nước tẩy trang không cồn, có thành phần dịu nhẹ để không làm kích ứng da.
  • Sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da. Trong quy trình các bước chăm sóc da của người Hàn Quốc, kết hợp tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt được gọi là double-cleansing. Công dụng của việc này là để giúp làm sạch sâu tận lỗ chân lông. Đem đến sự sạch sẽ, thoáng mát cho làn da. Đối với da bị mụn bọc, bạn nên sử dụng những loại sữa rửa mặt dạng gel hoặc dạng bọt. Chúng có khả năng làm sạch sâu mà không khiến da quá khô. Hơn nữa còn tránh được tay tác động mạnh lên các nốt mụn khiến chúng bị vỡ, nhiễm khuẩn.
cô gái đang tẩy trang cho da mặt
Việc giữ vệ sinh cho làn da đang bị mụn rất quan trọng. Ảnh Internet

1.2. Hạn chế đưa tay sờ lên mụn

Các nốt mụn thường làm cho bạn bị đau nhức, ngứa ngáy. Việc đưa tay lên sờ mụn là phản ứng tự nhiên. Nhưng nếu không kiểm soát sẽ khiến cho tình trạng mụn diễn biến nặng thêm. Dễ thấy nhất là các nốt mụn bị chai. Nặng hơn là khiến cho làn da bị nhiễm bẩn, mụn lây lan hoặc gây nhiễm trùng các vết thương do mụn.

Vì vậy, hãy tự nhắc nhở bản thân dừng ngay việc làm này. Đồng thời luôn rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn có điều kiện xâm nhập lên da mỗi khi bạn đưa tay lên mặt.

cô gái đang đưa tay sơ mặt
Sờ tay lên mặt khiến lây lan vi khuẩn từ tay lên da của bạn. Ảnh Internet

1.3. Thường xuyên tẩy tế bào chết trên da

Tẩy tế bào chết là việc không thể thiếu trong các bước chăm sóc da hàng ngày. Việc tẩy tế bào chết giúp lấy đi các tế bào cũ. Đồng thời thúc đẩy sự tái tạo các tế bào mới. Đây là việc nên làm khi trị mụn bọc vì giúp cho bề mặt da và các lỗ chân lông được thông thoáng. Một làn da sạch sẽ giúp cho việc hấp thụ các dưỡng chất trong mỹ phẩm chăm sóc da được tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét đến tình trạng mụn của da. Sau đó chọn loại hình tẩy tế bào chết cho phù hợp.

Nếu da đang bị các loại mụn gây nên do lỗ chân lông bị tắc nghẽn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn với mật độ mụn sưng viêm ít thì chọn mặt nạ tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học đều được. Với trường hợp mụn viêm nhiều, nặng thì chỉ nên chọn tẩy tế bào chết hóa học. Loại tẩy tế bào chết này giúp làm sạch da nhẹ nhàng hơn mà không cần phải dùng tay tác động lực lên da. Do đó tránh được việc làm vỡ mụn, nhiễm trùng, vi khuẩn lây sang những vùng da khác.

cách chăm sóc da mặt bị mụn bọc thích hợp hơn khi dùng tẩy tế bào chết hóa học
Da bị mụn quá nặng thì nên dùng tẩy tế bào chết hóa học. Ảnh Internet

1.4. Nặn mụn bọc đúng cách là việc cần lưu ý khi chăm sóc da bị mụn bọc

1.4.1. Xác định tình trạng da trước khi nặn mụn

Với nhiều chị em, nặn mụn được xem là cách nhanh nhất để trị mụn bọc sưng đỏ nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nặn mụn không đúng cách rất dễ dẫn đến những biến chứng như vùng da mụn bị nhiễm trùng, để lại thâm, sẹo nặng. Vì vậy, việc nặn mụn cũng cần được cân nhắc kĩ càng.

Trước khi nặn mụn, hãy xác định tình trạng mụn của mình là nặng hay nhẹ. Trường hợp bị mụn nhẹ thì các nốt mụn mọc thưa, ít và riêng lẻ. Trường hợp bị mụn nặng thì các nốt mụn phủ dày đặc, khắp cả khuôn mặt. Nếu như bị mụn nặng, việc nặn mụn tại nhà là không nên. Bạn nên đến các thẩm mỹ viện uy tín để được các chuyên viên trợ giúp, được chăm sóc da đúng cách thì sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Nếu bị mụn nhẹ thì bạn có thể tự nặn mụn tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận chỉ nặn những nốt mụn già, có cồi mụn trồi lên, đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm mụn. Như vậy bạn có thể lấy nhân mụn ra mà không khiến da bị tổn thương, gây đau nhức.

cô gái đang nặn mụn
Chỉ khi bị mụn nhẹ thì mới nên nặn mụn tại nhà. Ảnh Internet

1.4.2. Lưu ý trước và sau khi nặn mụn bọc tại nhà

Trước khi nặn mụn nên vệ sinh da mặt, tay, triệt khuẩn dụng cụ lấy mụn để tránh làm cho nốt mụn bị nhiễm trùng. Sau khi nặn mụn nên chăm sóc da đúng cách để da đỡ bị đỏ, lành nhanh hơn và không để lại sẹo. Sau đây là những việc bạn nên làm sau khi nặn mụn xong:

  • Thấm nước muối sinh lý vào bông tẩy trang, lau lên vết thương hở để tiệt trùng.
  • Làm dịu da bằng cách chườm mát. Bọc viên đá trong một miếng vải sạch. Áp lên vùng da vừa nặn mụn sẽ giúp làn da trở nên dễ chịu, đỡ sưng tấy. Cách khác là đắp mặt nạ nước muối sinh lý tự làm. Bạn lấy một miếng mặt nạ giấy, thấm đẫm dung dịch nước muối sinh lý rồi cho vào tủ lạnh trước khi nặn mụn. Sau khi nặn mụn xong là vừa đủ độ lạnh để dùng đắp mặt. Loại mặt nạ này bạn không nên sử dụng thường xuyên. Chỉ nên sử dụng sau khi vừa mới nặn mụn xong.
  • Ngay sau khi nặn mụn, trong vòng 24 – 48 giờ tốt nhất là bạn đừng skincare hoặc chỉ skincare tối giản.
  • Nếu đi ra ngoài tốt nhất bạn nên che chắn kĩ lưỡng, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tránh chạm tay lên mặt để không làm nhiễm trùng vết thương.
  • Có thể sử dụng miếng dán mụn để tránh cho vết thương tiếp xúc với những tác nhân gây hại bên ngoài, giúp vết thương được lành nhanh hơn.
rửa sạch mặt là cách chăm sóc da bị mụn bọc cơ bản
Trước khi nặn mụn nên giữ cho làn da thật sạch sẽ. Ảnh Internet

1.5. Tránh để mụn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp

Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV. Đó là tác nhân chính làm hại da, khiến cho làn da mau chóng bị lão hóa, nám, tàn nhang… Vết thương hở sau khi nặn mụn bị tổn thương nghiêm trọng, trở nên khó lành và dễ bị thâm hơn nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Do vậy, sau khi nặn mụn bạn nên chống nắng cho da bằng các loại kem chống nắng dành cho da mụn nhạy cảm, không cồn để tránh gây kích ứng. Che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, mũ rộng vành mỗi khi đi ra ngoài.

cô gái đội mũ rộng vành bôi kem chống nắng
Da mụn cần chống nắng hết sức cẩn thận. Ảnh Internet

2. Cách chăm sóc da bị mụn bọc trong thói quen sinh hoạt ăn uống hàng ngày

Cách chăm sóc da bị mụn nên kết hợp giữa các biện pháp bảo vệ da từ bên ngoài lẫn nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Để làn da được nhanh chóng phục hồi, các nốt mụn không bị tái phát thì bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và khoa học với những lưu ý sau đây.

2.1. Những lưu ý về cách ăn uống trong quá trình chăm sóc da bị mụn bọc

Người bị mụn nên tránh ăn các đồ ăn có chứa nhiều đường. Lượng đường trong máu tăng nhanh khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin. Hàm lượng cao insulin làm các tuyến dầu trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, tăng khả năng bị mụn. Do đó, cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường như: trà sữa, sữa tươi, bánh ngọt phô mai… trong quá trình chăm sóc và phục hồi da.

Bạn cũng tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng. Chúng cũng kích thích tuyến bã nhờn sản sinh ra nhiều dầu thừa. Vì thế không tốt cho da và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thực phẩm cần bổ sung là rau xanh, trái cây giúp cơ thể giảm bớt bã nhờn, làm giảm tình trạng mụn trứng cá. Các loại cá, hạt lanh chứa nhiều axit béo omega-3 giúp kiểm soát viêm, cải thiện tình trạng mụn. Bổ sung trà xanh vì chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác động từ môi trường. Các loại thực phẩm chứa nhiểu probiotic như sữa chua, bắp cải bơ, tảo vi, dưa chua, kim chi… chứa nhiều vi khuẩn đường ruột cũng giúp làm giảm tình trạng viêm, cải thiện làn da bị mụn của bạn.

ăn nhiều cá và rau xanh là cách chăm sóc da bị mụn bọc
Cá, rau xanh, trái cây là những thực phẩm mà người bị mụn cần bổ sung. Ảnh Internet

2.2. Bổ sung chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh chóng hồi phục khi bị mụn

Việc ăn uống đôi khi không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà cơ thể cần. Vì vậy, bổ sung thêm vitamin, các nguyên tố vi lượng thông qua đường uống là cần thiết.

  • Axit béo Omega-3 là một chất kháng viêm. Lượng omega-3 cần được bổ sung là 2000mg/ngày, tương đương với 200gram cá hồi.
  • Vitamin B3: một trong các dạng của vitamin B3 là nicotinamide. Chất này đã được chứng minh là hiệu quả trong việc trị mụn, an toàn để dùng lâu dài.
  • Selenium có vai trò làm tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng mụn sưng viêm. Có nhiều trong lòng trắng trứng, ngũ cốc, các loại hạt… Để đủ chất này thì dùng thức uống bổ sung là việc làm cần thiết.
  • Kẽm – một khoáng chất có tính kháng viêm, chống oxy hóa, phá vỡ các chất P gây ra việc tiết bã nhờn khi cơ thể căng thẳng, hiệu quả trong việc ngăn ngừa mụn. Việc bổ sung kẽm cần có sự tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì sẽ không tốt nếu bạn nạp dư lượng kẽm vào trong cơ thể.
  • Vitamin A có chức năng điều tiết, kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn. Ngoài ra còn có khả năng chống oxy hóa, tăng sản xuất collagen, kháng khuẩn cho da, làm dịu các nốt mụn sưng viêm. Đây là một loại thuốc uống theo toa. Bạn không nên tự ý bổ sung mà nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
người phụ nữ uống vitamin và dầu cá
Bổ sung vitamin, các nguyên tố vi lượng bằng đường uống để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. Ảnh Internet

2.3. Cách chăm sóc da bị mụn bọc đơn giản nhất là nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Việc chăm sóc da bị mụn bọc cũng cần kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thiếu ngủ làm tăng cytokine gây nên viêm. Do đó khiến tình trạng viêm của mụn càng bị nặng hơn. Ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân làm rối loại hormone, gây căng thẳng và mệt mỏi, tăng tiết nhờn. Vì vậy, hãy đảm bảo ngủ sâu, đủ từ 6-8 tiếng một ngày để cơ thể được khỏe mạnh.

Ngoài việc chăm lo cho một giấc ngủ chất lượng, bạn cũng cần tạo dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh như luyện tập thể dục để giúp cơ thể tiết ra endorphines – hormones giúp làm giảm stress, căng thẳng, tăng tiết mồ hôi giúp loại bỏ tế bào chết trên da.

Lee Sungkyung đang nằm ngủ trên giường
Ngủ đủ giấc rất quan trọng trong khi chăm sóc da bị mụn bọc. Ảnh Internet

Việc trị mụn không đơn giản là dùng những tác động vật lý thông qua việc nặn mụn để khiến mốt mụn biến mất. Cuộc chiến chống lại mụn đòi hỏi bạn phải làm nhiều hơn thế. Cách chăm sóc da bị mụn bọc cần kết hợp nhiều việc làm khác nhau từ giữ gìn vệ sinh, sử dụng các sản phẩm trị mụn phù hợp cho đến ngủ đủ giấc, duy trì lối sống lành mạnh. Làn da mụn được chăm sóc đúng cách, khoa học sẽ giúp giảm tình trạng tình trạng thâm, sẹo và hồi phục một cách nhanh chóng. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích, giúp cho con đường chiến đấu với mụn trở nên nhẹ nhàng hơn.

K.lang tổng hợp